"Vũ khí" nào sẽ được Anonymous sử dụng để hủy diệt Facebook vào ngày 5/11 như tuyên bố?Gần đây cộng đồng mạng đang rất xôn xao về ngày tận thế 5/11 của Facebook, sau khi một clip được đăng tải lên Youtube. Chủ nhân clip tự xưng danh là nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous đã đưa ra lời cảnh cáo sẽ đánh sập mạng xã hội này. Dù chưa khẳng định được đó có phải thông điệp của Anonymous không, nhưng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, nếu đó là sự thật, trùm hacker có thể hạ Facebook như thế nào?
Sử dụng “vũ khí hủy diệt” DDoSDDoS là một kiểu tấn công Anonymous thường sử dụng trong thời gian gần đâynó làm hệ thống máy tính quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động do số người truy cập cùng một thời điểm quá lớn. Trở lại với tháng 8/2009, khi mà lần đầu tiên Facebook cùng với Twitter, LiveJournal và một số trang của Google, đã bị các hacker tấn công DDoS chỉ nhằm đánh sập các trang blog, bài viết của Blogger “Cyxumu” ở Georgra. Cuộc tấn công đó là một đòn phủ đầu đối với mạng xã hội này.
Nhưng mới đây về phía Facebook, giám đốc phụ trách kỹ thuật David Recordon đã tự tin cho biết:
“Chúng tôi không lo ngại nhiều về việc bị tấn công DDoS, bởi vì để có thể đánh sập được một mạng xã hội lớn như Facebook, các hacker phải cần đến một botnet cực mạnh mới mong thực hiện được. Trong khi đó với cơ chế bảo mật nhiều lớp và chế độ kiểm duyệt 24/24 của Facebook luôn sẵn sàng đối phó mọi tình huống”. Trên thực tế, chúng ta vẫn biết rằng tấn công từ chối dịch vụ DDoS thực sự là một thảm họa, nhưng với những đáp trả từ phía Facebook, hãy chờ đợi xem điều đó có thể sẽ xảy ra?
Tấn công vào các tài khoản FacebookBên cạnh vũ khí tấn công DDoS, các hacker của Anonymous có thể sử dụng một kiểu tấn công khác là ăn cắp mật khẩu và tài khoản của các thành viên. Việc lấy trộm mật khẩu số lượng lớn sẽ là một bước thuận lợi cho một cuộc tấn công toàn diện trên Facebook.
Hầu hết những người dùng internet nói chung và người sử dụng Facebook nói riêng, thường chọn mật khẩu dễ nhớ như ngày sinh, số điện thoại, “12345". Bằng cách truy cập vào Wall để xem thông tin, tin tặc có thể dò được những mật khẩu yếu. Ngoài ra để lấy trộm mật khẩu là chúng có thể sử dụng các đường link giả mạo Facebook, hoặc cài các mã độc hại có chứa virut vào đường link mà người dùng có thể truy cập. Trên cơ sở đó, hacker sẽ tấn công leo thang bằng nhiều phương án khác.
Hiểu rõ nguy cơ từ kiểu tấn công này, Facebook cũng thường khuyên các thành viên nên thay đổi mật khẩu thường xuyên, hoặc để mật khẩu là những cụm từ đặt biệt bao gồm cả chữ vào số để tránh bị mất tài khoản. Liệu Anonymous có tấn công Facebook hay không và chúng sẽ sử dụng “vũ khí” nào? Đó vẫn còn là một bí ẩn.