+Dàn ý : - Nghề trồng lúa lâu đời, đồng bằmg Sông Hồng, Cửu Long, vựa lúa cả nước. - Hai vụ lúa - Nhiều giống lúa - Nguồn sống loài người - Nghề trồng lúa là nghề căn bản nhà nông - Cây lúa -> trồng -> gieo -> cấy -> phát triển -> thu hoạch - Hạt gạo ăn, làm bánh, xuất khẩu. - Rơm rạ, chất đốt, chăn nuôi, lộp nhà, làm nấm. - Cảm nghĩ cây lúa quê em Cây lúa Việt Nam 1) Thể loại: Thuyết minh 2) Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam 3) Yêu cầu: phải biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật DÀN Ý I. Mở bài: - Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam - Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. II. Thân bài: 1. Khái quát: - Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc. - Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng. 2. Chi tiết: a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước: - Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. - Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng. - Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa. b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn: - Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ. - Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng - Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. - Ruộng phải sâm sấp nước. - Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ. - Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo… c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo: - Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo. - Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)… + Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi. + Lúa nếp non dùng để làm cốm. - Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,… Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam. d. Thành tựu: - Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. - Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo. III. Kết bài: - Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt - Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt -Một vài ý tưởng : Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, bông đâm ra gọi là đòng, hạt lúa non là cốm, hạt lúa già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu; gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng,... Cây lúa lại có nhiều loại: nếp, tẻ, mùa, chiêm... Trong số các loại lúa, khi xưa, người Việt dùng lúa nếp là chính, trong lúa tẻ thì lúa mùa là chính. -Các câu ca dao , tục ngữ về lúa : +Người sống về gạo, cá bạo về nước +Cơm tẻ mẹ ruột +Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường. +"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống; họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu rượu" (sách Quảng Đông có chép ) +"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết) -Có hai vụ lúa chính : vụ chiêm và vụ xuân. -Lợi ích, công dụng của cây lúa : Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, Nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song song với hình ảnh con trâu, cây lúa đã đi sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân qua thơ ca, ca dao tục ngữ, văn học, âm nhạc... -Nguồn gốc của cây lúa :ở vùng đầm lầy phía dưới chân núi Hymalaya và phía Bắc Ấn Độ .[/url]